Gà Bị Khò Khè Và Lên Đờm – Hướng Dẫn Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gà bị khò khè và lên đờm là một trong những bệnh hô hấp phổ biến thường xuất hiện ở giai đoạn giao mùa hoặc khi điều kiện chuồng trại không đảm bảo, tình trạng này có thể khiến gà mất sức, chậm lớn, giảm khả năng thi đấu hoặc thậm chí tử vong. Trong bài viết dưới đây GVUIC2 sau sẽ hướng dẫn bạn cách chữa gà bị khò khè và lên đờm hiệu quả nhất.

Nguyên nhân khiến gà bị khò khè

Tình trạng khò khè ở gà thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố liên quan đến môi trường sống, vi khuẩn và thói quen chăm sóc. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến như:

Thay đổi thời tiết đột ngột

Khi nhiệt độ giảm mạnh và đặc biệt là vào ban đêm gà dễ bị nhiễm lạnh, sổ mũi và xuất hiện đờm trong cổ họng.

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)

CRD là căn bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra, loại bệnh này có khả năng lây lan nhanh trong đàn nếu không được cách ly và xử lý kịp thời.

Gà chọi sau thi đấu không được vỗ đờm

Gà sau khi thi đấu nếu không được chăm sóc kỹ và đặc biệt là vỗ đờm rất dễ bị đọng dịch, khò khè kéo dài.

Môi trường chuồng nuôi kém vệ sinh

Chuồng trại ẩm thấp, thiếu thông thoáng hoặc không được sát trùng định kỳ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển và tấn công hệ hô hấp của gà.

Nhiễm bệnh từ mẹ hoặc qua trứng

Trường hợp gà bị khò khè ngay từ nhỏ có thể do di truyền hoặc nhiễm khuẩn từ mẹ qua trứng.

Những nguyên nhân gà bị khò khè
Những nguyên nhân gà bị khò khè

Các dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè

Việc phát hiện sớm các triệu chứng gà bị khò khè và lên đờm sẽ giúp người nuôi điều trị kịp thời và tránh nguy cơ lây lan cho cả đàn. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết như:

Gà thở khó, khò khè từng nhịp

Đây là dấu hiệu nhận biết khi nhìn thấy vì gà thường thở phát ra tiếng khò khè như có đờm vướng trong cổ họng.

Tiếng thở không đều và có lúc nghe như rít nhẹ, đặc biệt rõ khi gà nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm. Nhiều con còn rướn cổ, há mỏ để dễ thở.

Há miệng liên tục, thở bằng miệng

Gà không còn thở bằng mũi như bình thường mà thường xuyên há mỏ để lấy hơi.

Một số trường hợp còn hắt hơi nhẹ hoặc vẩy đầu giống như đang cố tống dịch trong cổ ra ngoài.

Bỏ ăn

Do đờm làm khó nuốt và khó thở gà bắt đầu ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn.

Cơ thể nhanh chóng sụt cân, xương sườn nhô rõ và không có sức đứng vững lâu.

Ủ rũ, kém hoạt động

Gà thường nép vào góc chuồng và đứng yên một chỗ, ít gáy hoặc không gáy, mất hoàn toàn sự linh hoạt.

Mắt có dịch, mờ, chảy nước

Mắt của gà bệnh sẽ có dấu hiệu lim dim, chảy nước mắt và đôi khi có bọt hoặc dịch đục, đây là biểu hiện cho thấy viêm kết mạc hoặc vi khuẩn đang lan rộng.

Có thể nghe tiếng rít khi áp tai vào ngực gà

Khi áp sát tai vào ngực hoặc lưng gà bạn có thể nghe thấy âm thanh rít nhỏ hoặc tiếng đờm lạo xạo, đây là dấu hiệu chắc chắn cho thấy phổi hoặc phế quản đang bị tổn thương.

Các dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè và lên đờm
Các dấu hiệu nhận biết gà bị khò khè và lên đờm

Cách chữa trị gà bị khò khè bằng mẹo dân gian

Phương pháp dân gian là lựa chọn an toàn, tiết kiệm và không để lại dư lượng kháng sinh. Dưới đây là cách điều trị gà bị khò khè và lên đờm như sau:

1. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không có tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh sẽ giúp làm sạch đường hô hấp, giảm đờm và hỗ trợ điều trị hen khẹc hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 2 đến 3 lá trầu tươi, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Giã nhuyễn cùng một nhúm muối hột khoảng 1/3 muỗng cà phê.
  • Trộn đều với thức ăn của gà (thức ăn dạng khô hoặc ẩm đều được).
  • Cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều.
  • Áp dụng liên tục 3 đến 5 ngày tùy theo tình trạng đờm nặng hoặc nhẹ.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không để điều trị:

  • Không dùng cho gà đang bỏ ăn hoàn toàn, nên kết hợp thêm thuốc bổ trợ tiêu hóa.
  • Sau 2 ngày nếu gà có dấu hiệu giảm đờm nên duy trì thêm 1 đến 2 ngày để dứt điểm.
Cách điều trị gà bị khò khè bằng lá trầu không
Cách điều trị gà bị khò khè bằng lá trầu không

2. Sử dụng tỏi tươi

Tỏi là dược liệu tự nhiên có chứa Allicin giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và làm tan đờm rất tốt.

Cách 1: băm tỏi trộn vào thức ăn

  • Dùng 1 tép tỏi tươi băm nhuyễn trộn với khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Cho ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày và cho ăn liên tục 3 ngày.

Cách 2: cho gà uống nước tỏi ngâm rượu

  • Dùng tỏi đập dập (khoảng 10 tép), sau đó ngâm với 100ml rượu trắng trong 2 đến 3 ngày.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 5 đến 10 giọt pha vào 50ml nước và cho uống 1 lần/ngày.
  • Duy trì cho gà uống 2 đến 3 ngày sẽ giảm tình trạng gà bị khò khè và lên đồm.

Cách 3: nhét tỏi trực tiếp cho gà bị nặng

Với những con không ăn được, gà bị đờm nặng nên thực hiện cách sau:

  • Giã nhuyễn 1 tép tỏi sau đó dùng tay nhét vào miệng gà 1 lần/ngày.
  • Sau khi nhét tỏi cho gà uống 1 chút nước ấm giúp dễ tiêu hóa.
  • Áp dụng từ 2 đến 4 ngày.

Lưu ý:

  • Không nên áp dùng nhiều lần trong ngày và thực hiện lâu dài.
  • Không kết hợp tỏi với kháng sinh liều cao tránh phản ứng phụ.
  • Với gà yếu nên dùng cách này xen kẽ với thuốc bổ trợ như vitamin C, B1, men tiêu hóa.
Cách điều trị gà bị khò khè bằng tỏi
Cách điều trị gà bị khò khè bằng tỏi

Cách phòng ngừa gà bị khò khè và lên đờm

Để hạn chế tình trạng gà bị khò khè và lên đờm, người nuôi cần áp dụng biện pháp phòng bệnh chủ động. Dưới đây là các bước phòng ngừa từ các sư kê và trang trại chuyên nghiệp khuyến cáo:

Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thông thoáng

Dọn dẹp phân và thức ăn thừa mỗi ngày, đặc biệt là khu vực máng ăn, máng uống.

Khử trùng chuồng trại định kỳ 1 đến 2 lần/tuần bằng thuốc sát khuẩn Povidine, Benkocid, Vikon-S…

Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, thoáng gió nhưng không bị gió lùa trực tiếp.

Lắp đặt hệ thống thoát nước tốt, tránh đọng ẩm vì giúp vi khuẩn không có môi trường phát triển.

Giữ ấm cho gà khi trời lạnh

Khi thời tiết thay đổi cần che chắn chuồng kỹ lưỡng và không để gió lạnh thổi trực tiếp vào gà.

Dùng bóng đèn sưởi hoặc đèn vàng giữ nhiệt vào ban đêm và nhất là với gà con hoặc gà mới đá về.

Nếu trời mưa cần lót sàn bằng trấu khô hoặc mùn cưa để tránh gà nằm dưới nền ướt.

Bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng

Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là đạm, vitamin A, C, E và khoáng vi lượng.

Định kỳ trộn vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, tỏi băm hoặc giấm táo vào thức ăn và nước uống để tăng hệ miễn dịch.

Cho gà ăn thêm rau xanh, lúa ngâm hoặc thóc đã xử lý sạch nấm mốc.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin

Tiêm vacxin phòng các bệnh hô hấp như Newcastle, Gumboro, CRD, tụ huyết trùng…

Tuân thủ lịch chủng ngừa từ khi gà 7 ngày tuổi đến trưởng thành theo hướng dẫn của thú y.

Nên đánh dấu hoặc ghi chép sổ theo dõi tiêm phòng để quản lý đồng bộ cả đàn.

Chăm sóc gà sau thi đấu

Sau trận đá cần vỗ đờm, om bóp và cho uống nước ấm có pha mật ong hoặc gừng để giải đờm.

Không nhốt gà đá về trong khu vực ẩm ướt và tránh gió lùa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Quan sát ít nhất 2 đến 3 ngày sau khi thi đấu để phát hiện dấu hiệu khò khè và xử lý kịp thời.

Cách ly gà mới nhập, gà có dấu hiệu bệnh

Khi nhập gà mới hoặc gà thi đấu trở về nên cách ly 5 đến 7 ngày để theo dõi sức khỏe.

Nếu phát hiện gà chảy nước mũi, thở khò khè, tiêu chảy lập tức cách ly và điều trị riêng.

Không sử dụng chung máng ăn, nước uống giữa gà bệnh và gà khỏe.

>>> Tìm hiểu thêm Bệnh Dịch Tả Gà – Tìm Hiểu Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tại GVUIC2

Lời kết

Bài viết trên là hướng dẫn chi tiết về cách chữa gà bị khò khè và lên đờm bằng phương pháp dân gian, dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thể trạng của chiến kê. Hy vọng qua bài viết này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để điều trị và phòng bệnh hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *